Kĩ Thuật In Áo Thun Chuyển Nhiệt

Cùng với in lụa, in áo thun chuyển nhiệt là một trong những kĩ thuật in khá phổ biến khi thiết kế đồng phục nói chung. Vậy in áo thun chuyển nhiệt là gì? Đặc điểm và nguyên lí hoạt động của kĩ thuật này có gì đặc biệt? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về  những câu hỏi trên cũng như lĩnh vực may áo thun đồng phục.

>> In lụa áo thun là gì? Khám phá về kĩ thuật in lụa trên áo thun

>> So sánh in lụa và in chuyển nhiệt trên áo thun

In áo thun chuyển nhiệt là gì?

In áo thun chuyển nhiệt (hay còn gọi với rất nhiều cái tên và biến thể khác nhau như là in chuyển, in kĩ thuật số, in ép nhiệt…) là kĩ thuật sử dụng mực in chuyển nhiệt in gián tiếp lên tấm film / giấy chuyển sau đó dùng máy ép nhiệt để hình in được nổi lên bề mặt vải cần in.

Mặc dù, trong lĩnh vực in áo thun đồng phục, in trên vải nói chung thì in lụa là hình thức phổ biến nhất. Tuy nhiên, khi những hình in có quá nhiều màu sắc phức tạp, hình in 3D, hình in đòi hỏi độ sắc nét cao,…thì in lụa khó mà có thể thực hiện được. Do đó, cách in chuyển nhiệt lên áo thun sẽ nhằm khắc phục những nhược điểm của in lụa cũng như tiết kiệm được chi phí.

Phân loại in áo thun chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt lên áo thun về cơ bản bao gồm 4 loại chính như sau:

In chuyển nhiệt lên tấm phim

Kiểu in này sử dụng một tấm phim chuyển nhiệt trong suốt có thể in được tất cả các loại mực lên trên các vật liệu khác nhau. Với kiểu in chuyển nhiệt trên áo thun có sự hỗ trợ của tấm phim cao cấp này thì sẽ tạo được hình in có độ dày, nét, in được lên trên cả nền vải tối.

In chuyển nhiệt trên decal

Kiểu in này thích hợp với các hình in có kích thước nhỏ, ví dụ như in áo đá bóng chẳng hạn. Hình sẽ được in lên tấm dán decal sau đó mới in lên trên áo. Máy in áo thun chuyển nhiệt có thể sẽ có thêm tính năng cắt CNC lazer.

In chuyển nhiệt trên nền trắng gốc poli

Những loại vải như thun mè, thun cá sấu mắc nhí, thun lạnh, poli thái,…là những chất vải thích hợp với kiểu in này.

In chuyển nhiệt trên vải cotton

Phôi áo thun in chuyển nhiệt nếu sử dụng chất liệu chính là cotton thì vẫn có thể sử dụng kiểu in này. Tuy nhiên, trước khi in thì phải xử lý hóa chất lót nếu không thì khó có thể thực hiện in được. Màu sắc của in chuyển nhiệt trên áo thun cotton sẽ bị lệch khá nhiều so với màu thiết kế.

Nguyên lí in áo thun chuyển nhiệt

may in chuyển nhiệt - đồng phục hải anh
Máy in áo thun chuyển nhiệt

Máy in chuyển nhiệt in hình lên trên tấm film/giấy chuyển thông dụng, sau đó, tiến hành đặt tấm film/giấy chuyển lên trên bề mặt vải. Sử dụng máy ép nhiệt, dưới tác động hơi nóng sẽ làm mực chuyển sang bề mặt vải và tạo thành hình in.

Để thực hiện kĩ thuật in này, người ta sử dụng giấy in chuyển nhiệt có lớp tráng phủ tốt để hạn chế tình trạng mực thấm sâu vào giấy, hình ảnh có độ mịn, nét và chuyển được tối đa mực vào vật liệu cần in.

Quá trình in áo thun chuyển nhiệt

Một chiếc áo thun trơn in chuyển nhiệt trước tiên cần phải căn cứ vào màu nền vải để đưa ra kĩ thuật in chuyển khác nhau.

In chuyển nhiệt trên áo thun có nền vải sáng

Cách in chuyển nhiệt lên áo thun vải  sáng màu khá đơn giản và dễ làm. Để thực hiện kĩ thuật in này, người thợ cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu như sau:

  • Phôi áo thun in chuyển nhiệt (tất nhiên là áo có nền sáng)
  • Mẫu thiết kế hình in
  • Mực in chuyển nhiệt, tốt nhất sử dụng loại mực gốc nước
  • Giấy chuyển nhiệt loại in lên vải sáng màu
  • Máy in phun
  • Máy ép nhiệt

Quy trình in chuyển nhiệt trên áo thun sáng màu:

  • Mở máy ép nhiệt đã cài đặt sẵn nền nhiệt 210 độ C
  • Đặt giấy chuyển nhiệt vào máy, chú ý mặt hình ảnh úp xuống trên vải
  • Ép trong khoảng từ 30 giây
  • Nhấc máy ép lên, công đoạn in hoàn tất.

In chuyển nhiệt trên áo thun có nền vải tối

In chuyển nhiệt trên áo thun có nền vải tối khá khó thực hiện. Để thực hiện kĩ thuật in này, người thợ cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu như sau:

  • Phôi áo thun in chuyển nhiệt có nền vải tối
  • Mẫu thiết kế hình in
  • Mực in
  • Máy in phun
  • Máy ép nhiệt
  • Giấy chuyển nhiệt loại in lên vải tối màu

Quy trình in chuyển nhiệt trên áo thun sáng màu:

  • Mở máy ép nhiệt đã cài đặt sẵn nền nhiệt 180 độ C
  • Đặt giấy in chuyển nhiệt có bề mặt hình in lên ngửa lên trên vải
  • Ép trong khoảng từ 7 giây
  • Nhấc máy ép lên và bạn đã hoàn thành công đoạn in

Ưu, nhược điểm của kĩ thuật in áo thun chuyển nhiệt

Ngày nay, kĩ thuật may in áo thun chuyển nhiệt được áp dụng khá phổ biến khi may đồng phục áo lớp, áo nhóm bởi chúng có những ưu điểm nổi trội có thể kể đến như sau:

Ưu điểm của in chuyển nhiệt trên áo thun

  • Có thể in được hình in có kích thước lớn, màu sắc đa dạng khác nhau
  • Chất lượng hình tốt, có độ bền và sắc nét cao
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng

Nhược điểm của in chuyển nhiệt trên áo thun

  • Khó in lên trên áo có nền vải tối
  • Khó in được trên vải có chất liệu cotton

Một số mẫu in áo thun chuyển nhiệt trên nền vải thực tế

Để giúp bạn có cái nhìn thực tế về hình in chuyển nhiệt trên áo thun, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một vài chi tiết in ấn trên mẫu áo khi được in bằng kĩ thuật này:

Mẫu in áo thun chuyển nhiệt nổi bật trên nền vải
Mẫu in áo thun chuyển nhiệt nổi bật trên nền vải tại đồng phục Hải Anh
Mẫu in áo thun chuyển nhiệt trên nền áo thun
Mẫu in áo thun chuyển nhiệt trên nền áo thun đồng phục
Mẫu in áo thun chuyển nhiệt màu đỏ nổi bật
Mẫu in áo thun chuyển nhiệt màu đỏ nổi bật tại Hải Anh
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo chất lượng
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo chất lượng
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo đẹp
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo đẹp
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo đẹp - chất lượng
Kĩ thuật in chuyển nhiệt mang đến các mẫu áo đẹp – chất lượng

>> May Áo Thun Theo Yêu Cầu Tại Hà Nội

>> Cách Phối Áo Thun Trơn Cổ Tim Cho Nam Sao Cho Đẹp?

Một chiếc áo thun đồng phục đẹp không thể thiếu đi vẻ đẹp của những hình in. Hi vọng, với những chia sẻ về kĩ thuật in áo thun chuyển nhiệt đã giúp bạn lựa chọn được hình thức in thích hợp để có được những chiếc áo đồng phục tuyệt vời.

Nguồn: https://haianhuniform.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *