Chất liệu vải Bamboo hiện nay được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất may mặc. Đây có thể được coi là một chất vải “xanh”, thân thiện với môi trường và đem lại những sản phẩm rất chất lượng và bền đẹp. Vậy chất liệu vải Bamboo là gì? Ứng dụng và đặc tính của chúng ra sao? Hãy cùng Hai Anh Uniform tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
>> Vải Cotton Là Gì: Những Thông Tin Thú Vị Về Chất Liệu Phổ Biến Này
>> Vải Kaki Là Gì? Phân Loại, Tính Chất Và Ứng Dụng Của Vải Kaki Trong Đồng Phục
Nguồn gốc lịch sử của chất liệu vải Bamboo
Vải Bamboo hay còn gọi là vải sợi tre, có nguồn gốc từ châu Á. Ban đầu, bột của cây tre được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất giấy. Sau này, nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã hình thành nên loại vải làm từ sợi tre. Cho đến nay, vải tre đã được sử dụng ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu.
Năm 1981, những người thợ dệt may đã trộn sợi tre với len thành một loại sợi khác và đây chính là tiền thân của sợi tre hiện đại.
Năm 2000, quy trình sản xuất sợi tre sử dụng thêm các chất tẩy trắng cùng với những loại dung môi hiện đại nhằm loại bỏ vết keo tre để tạo ra loại vải Bamboo cao cấp.
Cho đến những năm 2004 trở lại đây, vải Bamboo đã được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới.
Chất liệu vải Bamboo là gì?
Từ “Bamboo” trong tiếng Anh nghĩa là cây tre, về cơ bản đây là loại vải tự nhiên được tổng hợp từ bột gỗ của cây tre với các một số phụ gia an toàn khác để tạo nên cấu trúc bền vững cho sợi vải.
Quá trình sản xuất chất liệu vải Bamboo
Để tạo ra sợi tre, người ta sẽ tiến hành bóc tách phần thân của cây tre sau đó nghiền nát thành những sợi mỏng. Sau đó, người thợ dưới sự hỗ trợ của máy móc từ những sợi mỏng nghiền từ thân tre để dệt thành vải. Bước cuối cùng là tiến hành nhuộm màu.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ dệt may hiện đại, vải Bamboo được sản xuất theo 2 quy trình chính đó là chế biến cơ khí và hóa học. Điểm chung khi sản xuất vải Bamboo trong cả quá trình này đó là tre đều được phải tách và xử lí để lấy dải tre.
Quy trình chế biến cơ khí
Trong quy trình này, tre được nghiền và xử lí bằng các enzym sinh học để phá vỡ cấu trúc tự nhiên sau đó sẽ được trải sợi và kéo chúng thành các sợi dài. Phương pháp này tuy không thân thiện với môi trường cho lắm nhưng lại tạo ra được những chất liệu vải có tính bền vững.
Quy trình chế biến hóa học
Quy trình sản xuất này đúng như tên gọi của nó, để cho ra đời vải Bamboo, người ta sử dụng rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau.
Tre sau khi được nghiền nát sẽ được ngâm trong dung dịch 15 – 20% Natri Hydroxit trong môi trường nhiệt độ từ 20 – 25 độ C trong vòng từ 1 đến 3 giờ để tạo thành loại Cellulose kiềm. Sau đó, Cellulose kiềm sẽ được ép và loại bỏ Natri Hydroxit và cho vào máy xay để khô tự nhiên trong vòng 24 giờ.
Sợi tre Xenlulo sẽ tiến hành được ép thông qua các dầu phun vào trong một thùng chứa dung dịch axit sulffuric pha loãng để làm cứng sợi vải và biến chúng thành Xenluloza sau đó kéo thành sợi bamboo và tái sinh sợi vải.
Quá trình nhuộm vải Bamboo
Khi nhuộm vải Bamboo, người ta sẽ dùng loại thuốc nhuộm hoạt tính để nhuộm màu vải, vì đây là loại thuộc nhuộm thích hợp vì nó phản ứng với sợi tre trong môi trường kiềm nhẹ. Chất liệu vải Bamboo thích hợp nhuộm trên máy. Một lưu ý khi nhuộm đó là hàm lượng soda nung không được phép vượt quá 25g/lít và mức nhiệt duy trì không được quá 100 độ C.
Đặc tính của chất liệu vải Bamboo
Vải Bamboo được làm từ nguồn nguyên liệu chính là cây tre tự nhiên. Tre tự nhiên có những đặc tính rất nổi trội như: thân thiện với môi trường, đặc tính kháng khuẩn tốt, khả năng chống tia cực tím, phân hủy sinh học, khả năng thoáng khí rất tốt. Cụ thể như sau:
Khả năng hấp thụ tốt
Chúng ta thường biết, vải cotton đặc biệt là cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, vải sợi tre còn có khả năng thấm hút gấp 3 đến 4 lần vải cotton 100%.
Điều hòa thân nhiệt hiệu quả
Xét về mặt cấu trúc vải, vải Bamboo có phần mặt cắt ngang của sợi tre có nhiều lỗ hổng và lỗ nhỏ nên chúng có khả năng hấp thụ nhiệt độ và độ ẩm rất tốt. Chính cấu trúc đặc biệt này cho phép sản phẩm may bằng vải bamboo giúp điều hòa thân nhiệt rất tốt. Sản phẩm làm bằng chất liệu vải này có thể sử dụng phù hợp cho cả mùa đông và mùa hè đều rất thích hợp.
Kháng khuẩn và khử mùi
Trong cây tre có hợp chất sinh học chống khuẩn là “bamboo kun” kết hợp với phân tử Cellulose nên chúng có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Theo như nghiên cứu, vải tre có khả năng tiêu diệt lên đến hơn 99,8% các loại vi khuẩn và tính năng kháng khuẩn này có thể được bảo toàn đến khoảng 50 lần giặt giúp khử mùi và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
An toàn tuyệt đối
Theo tiêu chuẩn Okeo – Tex về chất lượng đối với việc sàng lọc các chất độc hại trong hàng dệt may và tiêu dùng, vải tre không chứa một thành phần hóa chất độc hại nào. Do đó, chúng an toàn với tất cả các làn da từ trẻ em cho đến người lớn.
Chống tia UV
Vải sợi tre có khả năng chống tia UV – tác nhân gây ra các bệnh lí về da như cháy nắng, ung thư da,…giúp bảo vệ làn da người tiêu dùng khỏi ánh nắng mặt trời, tia cực tím.
Thân thiện với môi trường
Nguyên liệu đầu vào là những cây tre tự nhiên (không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng), đặc biệt, được sản xuất trong môi trường khép kín nên đây được coi là một chất liệu “xanh” trong ngành may mặc.
Ngoài những đặc tính rất nổi trội như trên thì vải bamboo cũng tồn tại một số những ưu điểm như: dễ nhăn, lâu khô và vải phải có chế độ chăm sóc đặc biệt nếu không sẽ rất dễ bị co rút trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản sản phẩm làm từ chất liệu vải Bamboo
Là một loại vải thân thiện, có nhiều đặc tính nên vải Bamboo được sử dụng để sản xuất quần áo, chăn ga gối đệm, đồ nội thất, vật phẩm tiêu dùng…Để những sản phẩm làm từ chất liệu vải Bamboo có độ bền tốt nhất thì bạn nên lưu ý những chú ý sau đây:
– Nên sử dụng nước lạnh, chất giặt dịu nhẹ khi làm sạch các sản phẩm làm từ chất liệu vải tre.
– Phân loại quần áo có màu với màu trắng khi giặt để tránh bị lem màu.
– Không được dùng chất tẩy trắng khi giặt vải sợi tre.
– Làm khô sản phẩm làm từ vải Bamboo bằng không khí tự nhiên, nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời hay các nguồn nhiệt cao từ máy sấy để hạn chế tình trạng sợi vải bị co lại.
>> TOP 80+ Các Loại Vải Thun Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay
Với những đặc tính kể trên thì không khó hiểu vì sao chất liệu vải Bamboo lại được ưa thích trong ngành may mặc đúng không nào? Hi vọng, với những thông tin chia sẻ bên trên, bạn đã có một cái nhìn toàn diện hơn về chất vải hiện đại này.
Nguồn: https://haianhuniform.com/