Thêu Vi Tính Là Gì? Tất Tần Tật Từ A-Z Về Phương Pháp Thêu Vi Tính

Thêu vi tính là một phương pháp ra đời nhằm thay thế hoàn hảo cho phương pháp thêu thủ công truyền thống. Với phương pháp hiện đại này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian nhưng thêu vi tính lại là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Vậy thêu vi tính là gì? Lịch sử hình thành và đặc tính của phương pháp này ra sao? Tất cả sẽ bật mí đến bạn trong bài viết ngay dưới đây.

>> Nên in hay thêu logo đồng phục?

>> Một số loại mực in áo thun chuyên dụng phổ biến hiện nay

Thêu vi tính là gì?

Thêu vi tính là phương pháp thêu được hoạt động dưới một hệ thống máy tính đã được lập trình sẵn. Chính nhờ sự trợ giúp đắc lực của máy móc hiện đại nên độ chính xác về hình thêu là gần như tuyệt đối.

Lịch sử ra đời và phát triển của công nghệ thêu vi tính

Sự xuất hiện của những chiếc máy thêu vi tính đầu tiên

Năm 1970, một chuyên gia người Hà Lan có tên Peter Haase đã lên nội dung kế hoạch cho hệ thống máy thêu đầu tiên. Nội dung của kế hoạch hoạt động hay còn gọi chung là nguyên lí hoạt động chính cho máy thêu đó là việc đâm thiết kế qua băng giấy, sau đó chạy qua một máy thêu. Tuy nhiên, điểm trừ của phương pháp này đó là chỉ cần sau một khâu nhỏ là sẽ làm hỏng toàn bộ hệ thống.

Thêu vi tính được thử nghiệm trên khung dệt

Cho đến năm 1980, máy thêu vi tính lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Máy thêu hồi đó được điều khiển bởi hệ thống máy tính mini. Melco – hệ thống phân phối được hình thành bởi Randal Melton và Bill Childs đã tạo ra những mẫu thêu đầu tiên trên khung dệt.

Hệ thống thêu vi tính được cải tiến

Năm 1984, hệ thống máy thêu tự động ra đời có sự hỗ trợ cả phần mềm thiết kế mẫu thêu, điều khiển dưới hệ thống máy tính đã lập trình sẵn. Chính vì thế, phương pháp này đã giúp cải thiện về tốc độ hơn rất nhiều.

Thêu vi tính xuất hiện tại Việt Nam

Thêu vi tính được chính thức du nhập vào Việt Nam vào năm 1990, tuy nhiên, lúc đó chưa có hệ thống máy thêu kèm theo, mẫu thêu chủ yếu do khách hàng cung cấp.

Cho đến nay, công nghệ thêu vi tính đã được cải thiện hơn rất nhiều về chương trình đồ họa, hệ thống máy móc giúp đáp ứng tốt được về yêu cầu mẫu thêu cũng như tốc độ, sự chính xác cho đơn hàng.

Ưu nhược điểm của thêu vi tính

Từ xưa, thêu thủ công được biết đến là một phương pháp thêu hoàn hảo, nó được thực hiện bởi bàn tay của những người nghệ nhân lành nghề chứa đựng cái hồn cái tâm trong từng mẫu thêu. Tuy nhiên, thêu thủ công đòi hỏi cao về sự tỉ mỉ, thời gian và công sức của người thợ. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này hiện nay thì thật khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Áp dụng phương pháp thêu vi tính trong sản xuất may mặc giúp giải quyết tối ưu về thời gian, chất lượng và chi phí.

Nhằm giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp thêu vi tính này, chúng tôi sẽ tóm tắt những ưu điểm và nhược điểm một cách ngắn gọn như sau:

Ưu điểm

  • Thời gian sản xuất nhanh: do được điều khiển bởi hệ thống máy tính đã được lập trình từ trước nên tốc độ thêu rất nhanh, đáp ứng được các đơn hàng lớn mà điều này thêu thủ công khó có thể thực hiện được.
  • Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp thêu khác.
  • Chất lượng hình thêu rất tốt, bền, ít bị ảnh hưởng trong quá trình giặt.
  • Độ đồng đều và chính xác của mẫu thêu rất cao.
  • Mũi thêu đa dạng và phong phú, có thể pha phối màu bằng vi tính

Nhược điểm

  • Hạn chế trong việc thêu những mẫu thêu quá cầu kì, phức tạp, chi tiết.
  • Độ nét hình thêu không cao bằng so với thêu thủ công.
  • Đường nét kém mềm mại, hơi thô so với thêu thủ công.
  • Khá kén vải thêu, không thêu được trên các chất vải mỏng, mềm.

Quy trình thêu vi tính

Phương pháp thêu vi tính đang ngày càng được ưa chuộng bởi chất lượng thêu đẹp, đảm bảo được đa dạng mẫu mã trong thời gian ngắn nhờ quy trình thêu hiện đại như sau:

  • Bước 1:  Vẽ thiết kế hình in theo yêu cầu của khách hàng trên các phần mềm chuyên dụng như: Wilcom E2, Tajima…Đối với các khách hàng đã có hình in thêu sẵn cần gửi file Ai về đơn vị thêu để được xử lý về kích thước phù hợp.
  • Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện video lần 2 theo ý kiến khách hàng để đưa ra bản hình in thống nhất.
  • Bước 3: Xuất file hình in đã thiết kế theo định dạng của từng loại máy thêu và đưa chúng vào máy thêu. (bằng cách qua máy tính hoặc cổng USB).
  • Bước 4: Xác định vị trí thêu trên áo, quần và cố định điểm đó vào khung thêu.
  • Bước 5: Xác định và điều chỉnh vị trí kim thêu trên bản vẽ thiết kế hình in, logo
  • Bước 6: Khởi động máy thêu và tiến hành thêu theo hình in trên bản vẽ
  • Bước 7: Hoàn thiện hình thêu và đưa ra khỏi máy.

Một số kiến thức phải biết về thêu vi tính

Ngày nay, các công nghệ máy móc đang được cải thiện và phát triển hơn so với thời gian đầu. Chỉ cần với một bản vẽ hình in trên máy tính là bạn đã có thể xuất ra nhiều file định dạng khác nhau giúp máy thêu thực hiện được thao tác. Các định dạng thường gặp là: emb, exe, dxt…

Đối với các định dạng trên máy thêu cần phải đảm bảo cho việc di chuyển, chặn thanh kim hay chuyển mũi kim sang chủ đề khác nhau.

So sánh sự khác biệt giữa thêu vi tính và thêu thủ công

Làm thế nào để phân biệt giữa thêu vi tính và thêu thủ công? Đối với những người không chuyên về lĩnh vực này thì có những đặc điểm khác nhau dễ nhận biết dưới dây giúp bạn dễ dàng nhận biết.

Thêu vi tính:

  • Các mẫu thêu vi tính thường có độ cứng nhất định, không được mềm mại do việc thêu được lập trình sẵn trên máy.
  • Mặt trái vải thêu thường có giấy lót, vải lót
  • Bề mặt vải thêu không xuất hiện các vết phấn hay chì vẽ do được thêu theo bản vẽ thiết kế đã được đưa vào trong máy.
  • Độ bóng – mịn của bề mặt thêu thấp, hình thêu thường đem đến cảm giác hơi thô

Thêu thủ công:

  • Các đường nét thêu vô cùng có hồn, mềm mại nhờ người thợ có thể tự điều chỉnh mũi thêu trong quá trình làm.
  • Mặt phải có hình thêu vô cùng bóng, mịn 
  • Mặt trái có nhiều đường chỉ, gút chỉ chằng chịt do người thợ cần gút mối chỉ thật kĩ
  • Trên bề mặt hình thêu đôi khi còn xuất hiện phấn vẽ hay đường bút chì kẻ

Ngoài ra đối với những dân trong nghề còn có nhiều các để phân biệt sự khác nhau của hai kỹ thuật thêu này. Tuy nhiên trên đây là những đặc trưng cơ bản nhất giúp bạn nhận diện được thêu vi tính và thuê thủ công một cách dễ dàng.

Một số mẫu thêu vi tính tại xưởng thêu Hải Anh

Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số mẫu thêu vi tính được áp dụng trên các mẫu áo thun đồng phục dưới đây:

thêu vi tính logo
Thêu vi tính logo
thêu vê tính JSHCM
Thêu vi tính JSHCM
 Thêu vi tính logo Sante Lutax
Thêu vi tính logo Sante Lutax
Thêu vi tính logo A CURE
Thêu vi tính logo A CURE
thêu vi tính logo walz[
Thêu vi tính logo walz
thêu vi tính logo jetstar
Thêu vi tính logo jetstar
Thêu vi tính logo VinSchool[
Thêu vi tính logo VinSchool
Thêu vi tính logo Bách Hóa Xanh
Thêu vi tính logo Bách Hóa Xanh

>> In áo theo yêu cầu tại Hà Nội – Đồng phục Hải Anh

>> May áo thun theo yêu cầu tại Hà Nội

Tại xưởng thêu vi tính của Hải Anh, mỗi máy thêu đều có từ  16 đến 20 đầu thêu, mỗi đầu thêu có từ 6 đến 15 kim. Chính vì thế, mà hình thêu luôn có sự chính xác gần như  tuyệt đối so với mẫu thêu trên file mẫu ban đầu.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về thêu vi tính, thêu vi tính là gì và thêu xù vi tính mà Hải Anh muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ in thêu đẹp, giá rẻ thì đừng bỏ qua Đồng phục Hải Anh nhé!

Nguồn: https://haianhuniform.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *