Thị trường vải hiện nay rất đa dạng với rất nhiều các loại vải may đồng phục khác nhau. Trong đó, kaki là chất liệu vải may được sử dụng khá phổ biến. Vải kaki là gì? Có mấy loại vải kaki? Tính chất và ứng dụng của chất liệu này trong việc may đồng phục nói chung. Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Vải kaki là gì?
Vải kaki (hay tiếng anh gọi gọi là Khaki) là loại vải có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp, Mình vải khá cứng và dày. Vải có tính chất nổi bật là mát, bền có giãn tốt và không nhăn…
“Khaki” là tên là một màu sắc pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng, hay nhiều người còn gọi là một màu rám nắng nhẹ với một chút ngả vàng. Có 4 Tông màu kaki chính là: Kaki nhạt hay còn gọi là kaki nâu, Kaki nguyên bản, Kaki sẫm màu, Kaki xanh (còn được gọi là màu kaki xám, ô liu hoặc màu ô liu ở các nước thịnh vượng chung)
Kaki đã được nhiều quân đội trên thế giới sử dụng làm đồng phục và trang bị, đặc biệt là ở các vùng khô cằn hoặc sa mạc, nơi nó có khả năng ngụy trang so với địa hình cát hoặc bụi. Khi nó lần đầu tiên được giới thiệu như một bộ quân phục, nó đã được sử dụng như một màu trong quân đội. Đáng kể nhất đã được quân đội Anh sử dụng ở Ấn Độ năm 1848. Trong thời trang phương Tây, nó là màu tiêu chuẩn cho quần tây trang phục lịch sự dành cho dân thường, còn thường được gọi là khakis .
Nguồn gốc vải kaki
Vải kaki ra đời từ giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Vào những năm đó, quân phục của lính Anh là áo khoác đỏ và quần trắng là từ vải len. Do khí hậu quá nóng nực, quân phục hồi đó không phù hợp và làm ảnh hưởng đến tâm lí chiến đấu của quân lính. Chính vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len bằng chất vải lanh được đan chéo chặt chẽ mỏng thoáng mát, nhẹ hơn có màu nâu đất giúp dễ dàng ngụy trang. Và đó chính là nguồn gốc sơ khai của loại vải này bây giờ.
Hiện nay, với sự phát triển của nền công nghiệp may mặc, đã cho ra đời rất nhiều các chất liệu may quần khác nhau như: vải tuýt-xi, vải jean,…nhưng không phải độ tuổi, môi trường hay hoàn cảnh nào đều có thể mặc quần với chất liệu như vậy. Chính vì thế, vải kaki là sự thay thế hoàn hảo, khắc phục những nhược điểm của các loại vải trên. Cho đến nay, chất liệu vải kaki được áp dụng phổ biến trong may mặc, từ những sản phẩm cao cấp hay bình dân đều có thể được may bởi chất liệu vải này.
Phân loại các loại vải kaki phổ biến hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu vải kaki. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Đặc biệt, nắm rõ những tính chất riêng của từng loại vải này còn giúp bạn dễ dàng lựa chọn để tạo nên bộ trang phục đẹp nhất.
Vải kaki được phân loại 7 loại chính để phân biệt bao gồm: Vải kaki thun, vải kaki trơn, vải kaki lụa, vải kaki thô, vải kaki cotton, vải kaki Pangrim, Vải kaki polyester.
-
Vải kaki thun
Vải Kaki thun hay còn gọi là vải kaki mềm. Đây là loại vải có pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn của vải, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải kaki thun thường được dùng để may váy, đầm ôm body, áo vest nữ, quần tây nữ,…
-
Vải kaki trơn
Vải Kaki trơn là loại vải không bao gồm các hình in hay họa tiết trên bề mặt của chúng. So với các loại vải kaki khác thì dòng vải này cũng có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất lượng phù hợp cho nhu cầu của người sử dụng.
-
Vải kaki lụa
-
Vải Kaki Thô
Đây là loại vải kaki gia công bằng chất liệu thô nên có phần cứng cáp cũng như thô ráp hơn so vải kaki mang chất liệu vải khác. Loại vải này trên thị trường chủ yếu sản xuất ở quần, với bề mặt phía trên hiện rõ các sợi đan chéo nhau, khá khắn chắn và ít nhăn nheo.
-
Vải kaki cotton
Là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên, có độ dày vừa phải, khi mặc có cảm giác khá thông thoáng, dễ chịu. Vải kaki cotton được ứng dụng để may các loại váy ôm, quần ôm cho phụ nữ.
-
Vải kaki Pangrim
Vải kaki Pangrim hay còn gọi là kaki Hàn Quốc, được làm từ sợi cotton tự nhiên và sợi tổng hợp nên loại vải này mang nhiều ưu điểm khi may quần áo. Với độ bền chắc cao, cùng khả năng chống nhăn, chống bám bụi, kaki Pangrim đang được ứng dụng ngày càng nhiều trong thời trang may mặc.
Đặc biệt, đây còn biết đến là loại chất liệu kaki cao cấp tương đương với vải kaki lụa.
-
Vải kaki polyester
Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, độ thấm hút mồ hôi kém, không co giãn khi giặt. Vải Kaki polyester được ứng dụng khi may tạp dề đồng phục nhà hàng, quán ăn, mũ nón, balo,…
Đánh giá ưu và nhược điểm của vải kaki
- Độ bền chắc cao: nhờ những đặc điểm và thành phần cấu tạo của mình mà vải kaki luôn được xếp hạng là loại vải có độ bền đẹp cao nhất hiện nay. Bên cạnh đó, trang phục được may bằng chất liệu này cũng không bị xù lông hay dễ nhăn như nhiều loại vải khác.
- Thoáng mát: với khả năng thấm hút mồ hôi cao, chất vải này đem lại cảm giác thông thoáng, thoải mái cho người mặc ngay cả trong thời tiết oi bức.
- Không gây ô nhiễm môi trường: được làm chủ yếu từ các nguyên liệu tự nhiên nên loại vải này có thể phân hủy nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Dễ nhuộm màu: so với nhiều loại vải khác, vải kaki có nhiều màu sắc đa dạng hơn nhờ tính chất dễ nhuộm màu.
- Giá thành cao: Với mặt bằng chung, chất liệu vải kaki có giá thành khá cao do hàm lượng Cotton lớn.
- Vải cứng, thô: Vải Kaki có đặc điểm khá cứng, thô nên đây cũng là nhược điểm của dòng vải này.
Cách vệ sinh và bảo quản vải kaki
- Với quần áo vải kaki sáng màu ít bị phai bạn nên giặt trong nước lạnh để giữ màu và giúp chất vải chắc chắn hơn, không bị chảy dão. Đặc biệt, với các vết bẩn cứng đầu bạn có thể sử dụng giấm ăn xoa lên quần áo, sau đó giặt sạch lại với nước.
- Với quần áo vải kaki tối màu, dễ bị phai thì bạn cần ngâm chúng trong nước muối khoảng 2h sau đó giặt sạch lại với nước.
Chính nhờ những ưu điểm nổi trội như vậy, thế nên vải kaki hiện đang là một chất liệu vải đã và đang sử dụng khá phổ biến khi may đồng phục lớp. Sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng hứa hẹn sẽ mang đến những trang phục đạt đến tính thẩm mĩ và độ bền tốt nhất.
Nguồn: https://haianhuniform.com/