TOP 80+ Các Loại Vải Thun Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

Vải thun là loại vải co giãn, có đặc tính mềm, nhẹ, giá cả hợp lí, rất phổ biến để may các loại áo thun khác nhau. Trên thị trường có rất nhiều các loại vải thun, việc chọn lựa một mẫu vải thun hợp lí sẽ đảm bảo được chất lượng tốt nhất cho chiếc áo của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn một số loại vải thun phổ biến nhất để may áo thun đồng phục hiện nay.

Các loại vải thun lạnh

Đúng như tên gọi, vải thun lạnh là vải thun khi sờ cho ta cảm giác mát lạnh, bề mặt của vải thun rất mượt, mịn, trơn bóng.

loại vải thun lạnh
Chất liệu vải thun lạnh trong may áo thun đồng phục

Thành phần vải thun lạnh

Vải thun lạnh được dệt từ các sợi tổng hợp có thành phần chủ yếu là polyester hoặc nylon. Để tăng sự co giãn, đàn hồi cũng như độ mềm mịn cho vải, người ta sẽ pha thêm sợi spandex với tỷ lệ từ 2% – 5%.

Đặc tính của vải thun lạnh

Ưu điểm của loại vải thun lạnh:

  • Đa dạng về mẫu mã, màu sắc.
  • Có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng. Vải thun có mức giá đắt  hay rẻ còn phụ thuộc vào chất lượng sợi dệt.
  • Không thấm nước hoặc nếu thấm thì sẽ rất chậm và ít.
  • Dễ dàng giặt sạch, bảo quản.
  • Không nhăn nhúm, nhàu nát.
  • Bề mặt vải mịn, trơn, láng, khi sờ có cảm giác mát lạnh.
  • Độ bền cao.
  • Khả năng thoát ẩm tốt, thoáng khí giúp mang lại sự thoáng mát cho người mặc.

Nhược điểm của loại vải thun lạnh:

  • Mặc dù khi sờ ta có cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, do được dệt từ PE, nilon nên khi mặc sẽ khá nóng.
  • Những sản phẩm được dệt từ sợi nilon nếu gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ bị co, nhão.

Ứng dụng của vải thun lạnh

Vải thun lạnh được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống thường ngày:

Nếu các chị em đang tìm các loại vải thun may váy, đầm thì vải thun lạnh khá thích hợp. Vải thun may váy, đầm cho nữ thường là vải thun Jersey Single vì chúng khá trơn, láng, mịn, mát.

Vải thun lạnh được sử dụng khá rộng rãi khi may quần áo thể thao vì chúng có khả năng thoát hơi rất tốt, không bết dính mồ hôi khi cơ thể hoạt động, di chuyển.

Bảo quản các loại vải thun lạnh

Mặc dù vải thun lạnh có độ bền rất tốt. Thế nhưng, để giữ màu sắc và chất lượng tốt nhất thì bạn cần lưu ý:

  • Vải thun lạnh không thấm nước và dễ làm sạch nên không cần giặt quá lâu. Tốt nhất bạn nên giặt bằng tay thay vì giặt máy.
  • Hạn chế sấy khô.
  • Không phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
  • Không bảo quản quần áo tại những nơi ẩm mốc.
  • Không là ủi quần áo làm từ vải thun lạnh vì có thể khiến chúng bị co, teo sợi vải.

Các loại vải thun cotton

Vải thun cotton là loại vải thun làm từ sợi bông thiên nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường. Bông là loại nguyên liệu quý, chiếm 50% tổng số xơ dệt trên toàn thế giới. Đây được coi là nguyên liệu vải thun cao cấp và có giá khá cao. Để hạ giá thành sản phẩm làm từ cotton cũng như tăng tính thẩm mĩ, chất lượng, người ta đã pha cotton với các sợi nhân tạo khác như: Polyester, Nilon, Polyuretan (PU- Spandex), Polyvinilancol (vinilon), Polyacrylic,…

Vải thun cotton làm từ sợi bông thiên nhiên
Vải thun cotton làm từ sợi bông thiên nhiên

Đặc điểm của loại vải thun cotton

Chất liệu vải thun cotton trong may áo thun đồng phục
Chất liệu vải thun cotton trong may áo thun đồng phục

Những sản phẩm quần áo làm từ cotton có chất lượng và độ bền ra sao còn phụ thuộc khá nhiều vào thành phần cotton:

Ưu điểm của loại vải thun cotton:

  • Dễ nhuộm màu nên vải thun cotton rất đa dạng về màu sắc.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng nhiệt nên mang lại sự thoải mái cho người mặc.
  • An toàn, không gây kích ứng da.
  • Do làm từ sợi bông tự nhiên nên an toàn và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của loại vải thun cotton:

  • Giá thành cao nhất là với vải thun 100% cotton.
  • Bề mặt vải thô, cứng.
  • Dễ nhăn nhàu nên cần phải là ủi thường xuyên.
  • Hạn chế khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Một số loại vải thun cotton trên thị trường

Như đã nói ở trên, vải thun cotton được pha với các sợi tổng hợp khác nhau nên chúng được chia làm các loại cơ bản như sau:

  • Vải thun cotton 100%: là loại vải thun nguyên chất có thành phần 100% sợi cotton. Tuy nhiên, vải thun cotton 100% thường khô, cứng, rất dễ xù lông nên nguời ta thường pha với các chất khác để tăng sự mềm mịn, co giãn cho sản phẩm, điển hình là sợi Spandex.
  • Vải thun cotton 65/35 (hay còn gọi là vải thun CVC): đây là loại vải thun có có chứa thành phần 65% cotton và 35% PE. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, ít nhăn nên được sử dụng rất phổ biến.
  • Vải thun cotton 35/65 (hay còn gọi là tixi hoặc TC): đây là loại vải thun có có chứa thành phần bao gồm 35% cotton và 65% PE. Do có chứa khá cao thành phần PE nên khi mặc cảm giác khá nóng. Về giá thành, giá của loại vải này rẻ hơn so với vải thun cotton 100% và vải thun 65/35.
  • Vải thun cotton 2 chiều và vải thun cotton 4 chiều: đây là 2 loại vải thun có độ co giãn khác nhau đúng như tên các loại vải thun được gọi. Thành phần của 2 loại vải thun có thể là cotton 100%, cotton 65/35 hoặc cotton 35/65. Vải thun 2 chiều do có sự co giãn ít hơn vải thun 4 chiều nên giá thành rẻ hơn và khi mặc không thoải mái bằng. Trong khi đó, vải thun 4 chiều ngoài khả năng co giãn toàn diện, chúng còn được pha thêm sợi Spandex để tăng cường hoạt tính.
  • Vải Polyester (Vải PE) Polyester là một loại vải được làm từ sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là ethylene thuộc gốc dầu mỏ. Đây là một trong các loại vải thun được sử dụng nhiều nhất hiện nay để sản xuất các trang phục như quần áo thể thao, đồ lót và nhiều loại chăn ga gối đệm khác.

Các loại vải thun cá sấu

Tại Việt Nam, loại vải thun cá sấu được sử dụng khá phổ biến khi may áo thun đồng phục. Hiện nay, trên thị trường có 5 loại vải cá sấu có những đặc tính và giá thành khác nhau.

Chất liệu vải thun cá sấu sử dựng trong may áo thun đồng phục
Chất liệu vải thun cá sấu sử dụng trong may áo thun đồng phục

Cá sấu căn kim 65/35

Vải cá sấu 65/35 căn là loại vải được sử dụng khá phổ biến tại nước ta. Vải có sự kết hợp giữa 2 thành phần chính đó là cotton và polyester nên đem đến sự thông thoáng, thoải mái cho người mặc. Vải có bề mặt khá đẹp, sớ dệt đẹp, không thô, ít xù lông nên rất được ưu tiên để may đồng phục công ty. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vải này đó là rất dễ bị ra màu, nhất là với các gam màu đậm như đen, đỏ, tím,…Do đó, khi chọn màu vải thun cá sấu loại này bạn nên chọn những gam màu sáng là tốt nhất.

Cá sấu Thái

Vải cá sấu Thái có sớ dệt pique giống như cá sấu 65/35 nhưng sử dụng chất liệu sợi tổng hợp, dệt khít, có bề mặt vải rất đẹp, độ bền cao. Đặc biệt, vải ít bị xù lông, ít nhăn, không co rút, ra màu khi giặt. Tuy nhiên, so với vải cá sấu 65/35 thì vải cá sấu Thái không đa dạng màu sắc bằng và độ thấm hút kém hơn.

Cá sấu 2 chiều

Cá sấu 2 chiều còn có được gọi là vải thun cá mập, cũng giống như 2 loại vải thun cá sấu trên, vải thun cá sấu 2 chiều cũng có sớ dệt pique nhưng dày và to hơn. Điểm nổi bật của loại vải này là chúng có mình vải có độ cứng nhất định, ít giãn nên áo không bị biến dạng khi giặt hay trong quá trình sử dụng. Tương tự nhược điểm với vải cá sấu 65/35, thun cá mập rất dễ bị ra màu, đặc biệt là những màu mạnh.

Cá sấu cotton 100%

Đây là loại vải được dệt từ sợi cotton 100% nên chúng có độ thông thoáng, khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, giá thành của chúng hơi cao. Trên thực tế, vải cá sấu cotton 100% khá hiếm.

Cá sấu polyester thái dệt mỏng

Đúng như tên gọi, thành phần của loại vải này co chứa chất liệu Polyester dệt theo sớ tổ ong nên khắc phục tình trạng nóng của vải cá sấu Thái. Đây là loại vải có được dùng chủ yếu may áo thun đồng phục cổ tròn.

Các loại vải thun theo kiểu dệt

Linen (Vải lanh)

Vải linen hay còn gọi là vải lanh – một trong các loại vải thun thông dụng trên thị trường. Vải lanh được dệt hoàn toàn từ tự nhiên với nguồn gốc từ một loại cây tại Thụy Sĩ. Với nhiều ưu điểm vượt trội nên hiện nay vải linen được sử dụng khá phổ biến trong ngành may mặc.

Vải lanh là loại vải thun có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và chịu được nhiệt cao
Vải lanh là loại vải thun có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và chịu được nhiệt cao

Ưu nhược điểm của vải lanh 

Được lựa chọn làm một trong các chất liệu may mặc nên chắc chắn vải lanh có nhiều ưu điểm đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Cùng đồng phục Hải Anh điểm qua những nét nổi trội của loại vải này trên thị trường nhé!

  • Ưu điểm vải lanh
  • Khả năng thấm hút nước, mồ hôi cao: đây là một trong những ưu điểm khiến vải Linen ngày càng được ưa chuộng hơn trong thời trang, đem đến cho người mặc sự thoải mái, dễ chịu.
  • Chịu nhiệt tốt: nhờ khả năng này mà hầu hết các quần áo mùa hè được làm từ vải Linen đều được yêu thích.
  • Vải Linen mềm mịn, bóng mượt: được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên vải Linen có độ bóng mượt đẹp mắt mà không phải loại vải nào cũng có được.

Tuy nhiên bên cạnh những điểm cộng thì loại vải thun này cũng vẫn có những nhược điểm như:

  • Vải dễ bị co, nhăn nhúm: một thường điểm thường thấy của loại vải này là rất dễ bị nhăn sau khi giặt hoặc sử dụng khác với Poly hay nhiều loại vải nhân tạo khác.
  • Độ đàn hồi kém

Vải Lycra

Vải Lycra hay còn được gọi là vải Spandex là loại vải tổng hợp từ hợp chất đồng vị Polymer Polyester-Polyurethane được sử dụng nhiều trong thời trang thể thao.

Vải Lycra được sử dụng nhiều trong quần áo thể thao, tập gym
Vải Lycra được sử dụng nhiều trong quần áo thể thao, tập gym

Ưu nhược điểm của vải Lycra

Xét về ưu điểm, vải Lycra có 3 điểm cộng chính sau đây:

  • Độ co giãn cao: vải Lycra được đánh giá là một trong các loại vải thun có khả năng co giãn tốt nhất hiện nay. Loại vải này có thể kéo dài gấp 8 lần chiều dài thực tế mà không ảnh hưởng đến chất lượng khi co lại.
  • Độ đàn hồi tốt
  • Khả năng chống nhăn tốt, không gây các hiện tượng tích điện khi mặc

Mặc dù cũng được sử dụng để may quần áo vậy nhưng vải Lycra cũng có nhiều nhược điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng.

Trước hết, về độ thoát ẩm và thoáng khí của Lycra khá thấp dẫn đến chúng gây bí bách, khó chịu cho người mặc nếu cơ thể ra mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó việc nhạy cảm với nhiệt khiến cho quần áo vải Lycra cần hạn chế giặt bằng nước nóng hay là ủi.

Vải Rayon

Nghe có vẻ khá mới lạ nhưng vải Rayon đã được sử dụng trong thời trang từ rất sớm. Đây là loại vải thun khá linh hoạt làm từ sợi cellulose được tạo ra từ bột gỗ và một số thành phần tự nhiên khác. 

Vải Rayon được yêu thích bởi độ bền đẹp, thoáng mát
Vải Rayon được yêu thích bởi độ bền đẹp, thoáng mát

Hiện nay có 3 loại vải Rayon phổ biến, được sử dụng để may áo thun, áo sơ mi có thể kể đến như: vải viscose, vải modal, vải lyocell.

Ưu nhược điểm của vải Rayon

Ưu điểm chung của vải Rayon:

  • Vải Rayon có bề mặt mềm mịn, mát và độ bền đẹp cao 
  • Khả năng thoáng khí tốt giúp người mặc cảm thấy dễ chịu, mát mẻ
  • Có tính thẩm mỹ cao, sang trọng nhưng giá thành rẻ hơn vải lụa
  • Dễ nhuộm màu 

Nhược điểm vải Rayon:

  • Độ co giãn, đàn hồi kém, khó phục hồi sau khi bị kéo dãn
  • Không được tiếp xúc với nước bởi sẽ làm sợi vải yếu, bởi đó vải Rayon chủ yếu được giặt khô.
  • Hấp thụ nước và dầu cơ thể khi mặc nên thường rất dễ ẩm mốc
  • Quá trình sản xuất vải Rayon gây ô nhiễm môi trường nặng nề

Áo Thun 4 Chiều Là Gì? Phân Biệt Áo Thun 2 Chiều Và 4 Chiều

> Vải Kaki Là Gì ? Tổng Hợp Các Loại Vải Kaki Phổ Biến

Trên đây là tổng hợp tên các loại vải thun phổ biến khi may áo thun đồng phục. Hi vọng, với những thông tin đã liệt kê phía trên đã giúp các bạn dễ dàng lựa chọn một chất liệu vải đẹp và thích hợp nhất.

Nguồn: https://haianhuniform.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *