In Lụa Áo Thun Là Gì? Khám Phá Về Kĩ Thuật In Áo Thun Đồng Phục

In lụa áo thun là một trong những phương pháp được sử dụng tương đối nhiều trong ngành may mặc hiện nay. Để giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan nhất về in áo thun đồng phục và kĩ thuật in ấn này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin cơ bản và thiết thực nhất.

>> Một số loại mực in áo thun chuyên dụng phổ biến hiện nay

>> Kĩ thuật in áo thun chuyển nhiệt

In lụa áo thun là gì?

In lụa là kĩ thuật in ấn ra đời khá lâu đời và được các nước châu Âu sử dụng từ những năm 1925. Kĩ thuật in lụa trên áo thun được thực hiện dựa trên nguyên lí mực in thấm qua lưới và hình ảnh sẽ được in lên trên bề mặt vải. Do đó, kĩ thuật in này còn có tên gọi khác là in lưới.

Mẫu in lụa áo thun trên nền áo màu
Mẫu in lụa áo thun trên nền áo màu
Mẫu in lụa trên áo thun trên nền áo màu trắng
Mẫu in lụa trên áo thun trên nền áo màu trắng

Ngày nay, ngoài phương pháp in lụa thủ công, người ta đã sử dụng đến máy in lụa áo thun để đem đến năng suất và hiệu quả cao hơn. Khuôn in được thao tác trên máy tính sau đó in trên vật liệu cần in. Ngoài khuôn in lưới, người ta còn phải sử dụng một vật liệu dạng tấm không thấm mực dùng để kéo lụa, gọi là dao gạt hồ. Dao gạt hồ có tác dụng để đẩy, phết mực màu để giúp mực thấm được qua lưới in và mực sẽ bám lên vật liệu cần in.

Về cơ bản, in lụa lên áo thun được đánh giá là khá đơn giản. Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp thủ công hay máy khi in thì đều đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ, khéo léo, bàn in là phẳng, có độ đàn hồi tốt để khuôn in có thể tiếp xúc đều với bề mặt vật liệu cần in.

Phân loại các kĩ thuật in lụa áo thun phổ biến hiện nay

Cách in lụa trên áo thun được phân chia dựa trên 3 tiêu chí cơ bản như sau:

Dựa vào phương pháp in, bao gồm:

  • In lụa trực tiếp
  • In lụa phá gắn
  • In lụa dự phòng

Dựa vào cách thức sử dụng khuôn in, bao gồm:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên máy in tự động
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác

Dựa vào hình dạng khuôn in, bao gồm:

  • In lụa dùng khuôn lưới phẳng
  • In lụa dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Nguyên lí in lụa áo thun

xưởng in lụa lên áo thun
Hệ thống máy in lụa tự động

In lụa trên áo thun sử dụng mực in thông qua khuôn in để tạo thành hình in lên trên áo. Mực in sau khi đổ vào khuôn in sẽ được dao cao su gạt đều qua để giúp một phần mực in thấm qua được lưới in, một phần lưới in được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo thành hình in.

Mực in lụa lên áo thun cũng rất đa dạng tùy theo đặc tính của chất liệu vải. Thông thường, về cơ bản, in lụa sử dụng chủ yếu các loại mực gốc dầu, mực nước, plastisol,.. Đây là các loại mực có thể in tốt trên các loại vải thun khác nhau như cotton, poly, vải kaki, vải jean,…

Hiện nay thay vì in lụa thủ công, người ta đã sử dụng máy in lụa trên áo thun. Đặc biệt, ngoài in được lên trên vải vóc, in lụa còn được sử dụng khá phổ biến khi in trên các vật liệu khác nhau như: kim loại, thủy tinh, gốm sứ, gạch men,…

Quy trình in lụa áo thun

Kĩ thuật in lụa trên áo thun được diễn ra với một quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu trước khi in

Tiến hành chuẩn bị khung và pha keo. Khung in có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Trước khi đổ mực in lên khuôn, khuôn cần phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô.

Bước 2: Chụp bản mẫu

Bước 3: Pha mực

Tùy vào vật liệu in mà sử dụng loại mực thích hợp. Như đã nói phần đầu bài viết, mực in lụa sử dụng mực hệ dầu, hệ nước, plastisol,…

Bước 4: In thử và canh tay kê

Nếu in thủ công, người thợ sẽ đổ mực lên lưới in rồi sấy khô, sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, dùng tấm kính ép phim vào lưới và mang ra nắng phơi khô.

In lụa bằng máy sẽ sử dụng dao cao hồ quét liên tiếp lên khuôn in giúp mực thấm qua khuôn và hình in được in lên trên bề mặt vật liệu cần in.

Bước 5: In sản lượng

Sau khi thấy mẫu in thử đạt được chất lượng thì tiến hành in hàng loạt với số lượng lớn. Công đoạn in thử rất quan trọng vì nó sẽ giúp phát hiện những lỗi sai cần phải khắc phục trước khi in hàng loạt.

Bước 6: Vệ sinh khung

Sau khi quá trình in hoàn tất, người thợ sẽ gỡ phim ra và đem khung đi rửa sạch và phơi khô.

Đánh giá ưu, nhược điểm của kĩ thuật in lụa áo thun

Là một kĩ thuật in phổ biến, in lụa trên áo thun tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm hình thức in lụa trên áo thun

  • In được nhiều trên các chất liệu khác nhau.
  • Màu in không bị lệch theo màu áo.
  • Không giới hạn số lượng in.
  • Chi phí in rẻ so với các kĩ thuật in khác.

Nhược điểm hình thức in lụa trên áo thun

  • Chất lượng hình in không cao, độ nét hình in chưa thật sự tốt.
  • Màu in bị giới hạn, chỉ in được hình đơn sắc.

In lụa áo thun ở đâu rẻ?

Bạn đang cần tìm một địa chỉ in lụa áo thun giá rẻ, in lụa áo thun Tp. Hồ Chí Minh ? Đồng phục Hải Anh sẽ sẵn sàng giúp bạn có được những sản phẩm áo thun đồng phục với chất lượng in ấn tốt nhất. Ngoài kĩ thuật in lụa, tại xưởng may Hải Anh, còn cung cấp đa dạng các kĩ thuật in khác phù hợp với mẫu áo và yêu cầu của bạn.

>Cách khắc phục quần áo bị ra màu đơn giản nhất

>> Thử Nghiệm Những Phần Mềm Thiết Kế Áo Thun Đơn Giản Nhất

Nếu bạn có nhu cầu đặt may đồng phục hay tư vấn thêm bất kì thông tin nào khác. Hãy liên hệ đến với chúng tôi ngay lúc này để được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.

Nguồn: https://haianhuniform.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *