In chuyển nhiệt áo lớp là kỹ thuật in có chất lượng cao được áp dụng nhiều trên hầu hết tất cả các loại vải làm đồng phục, cho hình ảnh rõ nét và có tính thẩm mỹ cao. Phương pháp in đáp ứng được đầy đủ các tính chất tốt để tạo nên một chiếc áo lớp hoàn hảo với hình ảnh đẹp và sắc nét. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại hình in chuyển nhiệt này dưới bài viết sau nhé!
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt (hay còn gọi với rất nhiều cái tên và biến thể khác nhau như là in chuyển, in kĩ thuật số, in ép nhiệt…) là kĩ thuật sử dụng mực in chuyển nhiệt in gián tiếp lên tấm film / giấy chuyển sau đó dùng máy ép nhiệt để hình in được nổi lên bề mặt vải cần in.
Mặc dù, trong lĩnh vực in áo thun đồng phục, in trên vải nói chung thì in lụa là hình thức phổ biến nhất. Tuy nhiên, khi những hình in có quá nhiều màu sắc phức tạp, hình in 3D, hình in đòi hỏi độ sắc nét cao,…thì in lụa khó mà có thể thực hiện được. Do đó, cách in chuyển nhiệt lên áo thun sẽ nhằm khắc phục những nhược điểm của in lụa cũng như tiết kiệm được chi phí.
Đặc điểm của công nghệ in áo đồng phục chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt là công nghệ cao đang được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện nay, người ta thường gọi nó với một tên gọi khác là in chìm, nó có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm
- In được tất cả các màu sắc mà không bị giới hạn dù là những chi tiết hoa văn cầu kỳ, phức tạp nhất
- Có thể in trực tiếp từ file trong máy tính ra rất dễ dàng và nhanh chóng
- Thực hiện đơn giản, không quá khó khăn trong việc đưa hình in lên các vị trí áo
- Kỹ thuật in cao cho hình ảnh bám dính lâu, bền và không bị bong tróc
Nhược điểm
- Hình in không được đảm bảo với loại vải cotton
- Không in được lên những loại vải có khả năng chịu nhiệt kém hoặc vải khi ép nhiệt bị nhăn
- In hình với số lượng lớn sẽ mất rất nhiều thời gian
Nguyên lý, quy trình hoạt động của máy in chuyển nhiệt trên vải
Máy in chuyển nhiệt sử dụng chức năng mực in chuyển nhiệt của máy in phun kỹ thuật số để in hình ảnh lên trên giấy. Sau đó dùng máy ép nhiệt để ép hình ảnh đó lên trên vị trí áo mà chúng ta mong muốn.
Đặc biệt, loại giấy dùng để in không phải là giấy thông thường mà là loại giấy chuyên dụng. Chúng được dán một lớp keo chuyển nhiệt, để khi ép hình ảnh sẽ dính lên vải áo rõ nét hơn.
Một số kiểu in áo thun chuyển nhiệt thường gặp để in đồng phục
In trên áo vải poly
Poly là loại vải được đánh giá cao về độ tương thích với kỹ thuật in này. Hình ảnh in trên nền vải Poly cho chất lượng cao, rõ nét và chân thực. Ngoài ra, hình được in trên nền vải còn có độ rất cao, không bị mờ hay bong tróc sau khi sử dụng.
In trên vải cotton
In trên nền vải cotton chính là một trong những nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt. Hình in rất khó bám trên vải và độ sắc nét cũng thấp. Nếu bắt buộc phải in trên nền vải này thì phải sử dụng đến hóa chất thì mới có thể đảm bảo được độ chính xác của hình in.
In trên decal
Đối với việc in decal thì chỉ nên in với số lượng nhỏ, phù hợp với áo đồng phục đội, nhóm. Đặc biệt, hình ảnh khi in ra sẽ thành các tấm decal dán trực tiếp lên bề mặt vải áo, nên hình in cần phải ở dạng nhỏ.
In trên tấm film
Phương pháp này sử dụng mực và những tấm film trong suốt để in. Tuy nhiên, loại in này khá tốn kém bởi phải dùng loại mực đặc biệt và có giá thành cao. Đây là loại mực thường sử dụng để in các họa tiết lên bề mặt thủy tinh hoặc sứ. Tuy giá cả đắt đỏ nhưng lại cho hình ảnh có sắc nét cao và hơn hết có thể in trên nền vải tối màu.
Cách In chuyển nhiệt trên áo đồng phục
Cách in chuyển nhiệt áo lớp đã không còn quá xa lạ nữa, nhưng thường thực hiện với số lượng vừa và nhỏ. Đặc biệt, với mỗi loại áo đồng phục màu sắc sáng, tối thì phương pháp in cũng khác nhau.
In chuyển nhiệt trên áo thun đồng phục sáng màu
Đầu tiên trước khi in cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như:
- Một chiếc áo thun sáng màu vải poly hoặc vải thun có 65% cotton để đảm bảo cho việc in hình sắc nét
- Chọn kích thước hình in phù hợp, có thể là một hình in vector hoặc là bitmap
- Không thể thiếu được máy in phun và mực in nhiệt. Đối với máy in phun thì có thể sử dụng loại Canon hoặc Epson. Thêm nữa cần phải có máy ép nhiệt phù hợp với kích cỡ của hình in, có thể là A3 hoặc A4
- Ngoài ra cần phải chuẩn bị loại giấy chuyển nhiệt chuyên dụng cho vải sáng
Cách in được thực hiện như sau:
- Xác định vị trí hình cần in trên áo, rồi đặt giấy chuyển nhiệt úp hình vào đúng chỗ đó
- Mở máy ép nhiệt hoạt động 210 độ rồi tiến hành ép trong khoảng 30 giây. Sau đó nhấc máy lên, một hình in hoàn hảo đã xuất hiện trên áo thun của bạn rồi đó.
In chuyển nhiệt trên áo thun đồng phục tối màu
Đối với việc in trên đồng phục tối màu thì cần chuẩn bị những vật dụng sau:
- Áo tối màu có chất liệu vải cotton từ 65% đến 100%
- Giấy chuyển nhiệt chuyên dụng cho vải tối màu và máy in phun Epson phù hợp với hình in A3 hoặc A4.
- Còn lại những vật dụng khác chuẩn bị giống như đối với đồng phục sáng màu
Cách in tiến hành như sau:
- Xác định vị trí hình ảnh cần in trên bề mặt áo, rồi đặt giấy chuyển nhiệt có hình in lên, nhưng để ảnh ngửa lên trên
- Mở máy ép Epson nhiệt độ 180 rồi ép trong 7 giây. Sau đó nhắc mấy lên là đã có một hình in sắc nét cho đồng phục tối màu rồi
Một số mẫu in áo đồng phục chuyển nhiệt trên nền vải
Dưới đây là một số mẫu áo đồng phục chuyển nhiệt mà Hải Anh Uniform đã tổng hợp lại.
Bảng giá in chuyển nhiệt áo đồng phục
Tùy vào từng đơn vị, khổ in và số lượng mà giá in chuyển nhiệt đồng phục cũng khác nhau, nên rất khó xác định được con số chính xác, Vì vậy chúng tôi đưa ra con số tương đối mà bạn cần tham khảo.
Thông thường, với những hình in khổ A2, A3 hay A4 giá sẽ dao động trong khoảng từ 15.000 đến 70.000 VNĐ. Tùy vào đơn vị in, giá tiền có thể được giảm bớt nếu như đặt với số lượng lớn. Ngoài ra, nếu bạn có yêu cầu thêu logo, thêm chữ hoặc chọn áo có cổ hay dài tay thì chi phí cũng sẽ độn lên. Với mỗi sản phẩm chi phí sẽ tăng lên dao động trong khoảng từ 5.000 đến 20.000 VNĐ.
Với kỹ thuật in chuyển nhiệt áo lớp mà Hải Anh Uniform đã chia sẻ, hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đúng đắn về in chuyển nhiệt hơn và kiến thức khi may áo đồng phục số lượng lớn, nếu bạn có ý kiến nào khác thì hãy comment bên dưới nhé.