Hình ảnh in áo lớp là một trong những yếu tố đặc biệt không thể thiếu để tạo nên một mẫu đồng phục đẹp. Thế nhưng, các bạn đã thực quan tâm đến những kiến thức cơ bản về nó? Hay việc duy nhất chúng ta làm là chọn hình ảnh thiết kế áo lớp có sẵn? Các bạn đã từng biết về loại mực in áo, công nghệ in áo, rồi loại vải in, cách bảo quản…? Nếu chưa biết thì tham khảo ngay bài viết này nhé!
Hình ảnh in áo lớp là gì? Có vai trò gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy đến với khái niệm cơ bản trước đã. Hình ảnh in áo lớp, hay còn gọi là hình ảnh thiết kế áo lớp. Nó được hiểu đơn giản là các hình ảnh được thiết kế theo chủ đề, nội dung cụ thể nào đó để in lên trên áo đồng phục.
Tuy nhiên, các bạn cần phân biệt phần hình in (hoặc hình ảnh) này với logo áo lớp. Logo thường được thiết kế nhỏ hơn và đặt ở phía ngực trước áo hay phía trên tay áo bên trái. Hình ảnh in trên áo đồng phục lớp sẽ được thiết kế to hơn, đặt ở vị trí trung tâm đằng trước hoặc đằng sau áo.
Hình ảnh in áo lớp được in bằng những loại mực nào?
Các bạn có bao giờ tự thắc mắc những hình ảnh đẹp trên áo lớp kia được in lên bằng loại mực gì không? Để Đồng phục Hải Anh nói cho mà nghe này. Thực ra có 5 loại mực in áo được dùng phổ biến sau đây:
Mực in gốc nước
Hay còn gọi là mực nước, mực water-based ink.. Ở nhiệt độ thường mực dễ bị hòa tan trong nước. Loại mực này được ứng dụng khi in áo thun đồng phục, các loại vải in, vải lụa ,.. Ngoài ra có khả năng in trên các vật liệu như gỗ, đay, mây tre,…
Mực in gốc nước có 2 loại: hàng nước và bóng dẻo. Bóng dẻo thường là loại mực tạo bề mặt gồ trên vải, mực hàng nước sẽ thấm xuống nền vải. Giá thành loại mực in này cũng khá rẻ, nhưng in xong sẽ dễ bị lem hoặc nhòe vì không có tính kháng nước. Sản phẩm in bằng mực in gốc nước chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Sau một thời gian, màu sắc sẽ bị phai dần.
Mực in gốc dầu
Một loại mực in khác nữa đó là mực in gốc dầu. Loại này có độ bám khá tốt, được điều chế từ dầu mỏ nên có mùi dầu và thân thiện với môi trường. Ưu điểm của loại mực này đó là độ bền cao, kháng được nước và màu lâu phai. Nhược điểm là hình ảnh in áo lớp sẽ không đẹp sắc nét bằng mực nước, chi phí cũng cao hơn.
Mực in UV
Loại mực in tiếp theo đó là mực UV. Nó vốn có bản chất là mực in gốc dầu nhưng cần phải có khâu xử lí trung gian mới sử dụng được. Cụ thể, nó phải được sấy bằng tia UV mới làm chết mực và khô mực. Mực có độ trong suốt. Rất tốt cho việc làm bóng, mờ, tạo gồ hạt trên bề mặt, tạo nên sự sống động cho hình ảnh trên áo đồng phục. Mực còn in được trên nhiều chất liệu khác nhau do đặc tính có độ bám tốt.
Mực in Plastisol
Vẫn là một “người anh em” khác thuộc loại mực in gốc dầu, nhưng thuộc mực in gốc dầu nhẹ. Đồng phục Hải Anh xin giới thiệu với các bạn mực in Plastisol. Mực này thực chất khi ngửi sẽ khó nhận biết được gốc dầu. Nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra gốc dầu. Đặc tính của loại mực này là độ bám tốt, có độ bóng cao, tạo được bề mặt hình ảnh in áo lớp đẹp và có thể làm mờ tùy ý.
Mực in Sublimation
Loại mực in cuối cùng đó là mực in Sublimation. Đây là loại mực in phổ biến khi in chuyển nhiệt. Sau khi in mực lên giấy chuyển nhiệt chuyên dụng, người ta sẽ dùng nhiệt để ép lên bề mặt khác. Mực sẽ thăng hoa lên bề mặt cần in do tác dụng của nhiệt.
Vậy là cũng có khá nhiều những loại mực in đấy chứ các bạn nhỉ. Nên chọn loại mực in nào để hình ảnh in áo lớp được đẹp, sắc nét và giữ được lâu đây? Các bạn tham khảo bài viết này nhé!
Hình ảnh in áo lớp được in bằng công nghệ in nào?
Cũng tạm gọi là biết chút ít kiến thức về các loại mực in rồi. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem hình ảnh in áo lớp được in bằng các công nghệ in nào nhé! Đồng phục Hải Anh sẽ liệt kê ra ba công nghệ in phổ biến sau:
Công nghệ in lụa
In lụa hay còn có tên gọi khác là in lưới. Đây là công nghệ in phổ biến, thông dụng hiện nay. In lụa được thực hiện dựa trên nguyên lí mực in thấm qua lưới và hình ảnh được in lên trên bề mặt vải. Với công nghệ in lụa, chi phí sẽ rẻ hơn khi làm áo lớp số lượng lớn. Tốc độ in nhanh, màu in tươi sáng, lớp mực mỏng không làm cứng áo đồng phục.
Tuy nhiên với in lụa, cần cần thời gian để mực in khô và bám chắc vào áo. Hình ảnh in áo lớp sau in khoảng 3-5 ngày mới có thể giặt áo. In bằng công nghệ này không phù hợp với in số lượng ít. Vì giá thành mỗi sản phẩm cao, khó in được nhiều màu hoặc những mẫu có độ chuyển màu cao.
Công nghệ in chuyển nhiệt
Một loại công nghệ in phổ biến không kém nữa đó là in chuyển nhiệt. Công nghệ này sử dụng mực in chuyển nhiệt. Sau đó, in lên giấy chuyển nhiệt sau đó dùng nhiệt ép lên bề mặt khác. Cuối cùng là để mực thăng hoa lên bề mặt cần in.
In chuyển nhiệt cho màu sắc chân thật. Hình ảnh in áo lớp có thể in được tràn thân áo hoặc in 3D. Ưu điểm là kỹ thuật sản xuất đơn giản cùng giá thành thấp, chất lượng màu in sắc nét. Tuy nhiên, in chuyển nhiệt chỉ in được trên các loại vải như Poly, thun lạnh, thun mè,… Khó in trên vải màu tối, vải có chất liệu cotton.
Đọc ngay: So Sánh Các Công Nghệ In Áo Thun Phổ Biến Hiện Nay
Công nghệ in Decal
Công nghệ cuối cùng là in Decal. Nó có thể in được trên vải tối màu kể cả vải đen. Màu sắc in tươi sáng sắc nét, khó phai, tạo nên nhiều hiệu ứng độc đáo. Tuy nhiên, lớp Decal sẽ gây cứng áo, dễ bong nếu bảo quản sản phẩm không đúng cách. Giá thành in khá cao và thời gian sản xuất lâu.
Hình ảnh in áo lớp nên in trên loại vải nào?
Sau đây sẽ là một số loại vải may áo lớp phổ biến. Chọn đúng loại vải sẽ giúp hình ảnh in áo lớp đẹp và giữ được lâu hơn.
Vải cotton
Đây là loại vải phổ biến,được dệt từ sợi bông nên có khả năng thấm hút khá tốt. Đem lại cảm giác thoải mái khi mặc, đặc biệt là vào mùa hè. Hiện nay có vải cotton có nhiều loại như cotton organic là sợi bông hữu cơ, trong quá trình trồng trọt không sử dụng các loại phân bón hóa học. Slub cotton mềm mại, thoáng mát. Pima cotton là loại tốt nhất, không bị bay màu, không bị xù lông. Loại vải này được làm từ những sợi bông dài, mềm mịn và độ bền rất cao,…
Vải PE
Vải PE hay còn gọi polyester là loại vải may phổ biến. Vải PE bền , không bị nhăn nhúm, dễ làm sạch và nhanh khô. Tuy nhiên khả năng thấm hút mồ hôi kém. Nên khi mặc sẽ gây cảm giác không thoải mái.
Vải Modal
Đây là loại vải được dệt từ sợi tơ nhân tạo làm từ gỗ sồi. Chất liệu này có độ bền khá tốt, dễ giặt và nhanh khô, mềm mại thoáng khí. Nó cực thích hợp để làm các trang phục mùa hè.
Vải rayon
Vải rayon là loại vải có dạng sợi nhân tạo được tạo từ cây bông và sợi thực vật. Loại vải này phổ biến để may các trang phục thể thao. Chất liệu vải có độ mềm, thoáng mát, thấm hút tốt. Tuy nhiên độ bền không cao, dễ bị nhăn nhúm.
Vải linen
Vải linen hay còn gọi là vải lanh. Vải này chắc cũng không xa lạ gì với mọi người cả. Tuy dễ giặt mau khô nhưng cũng dễ nhăn, cần phải ủi sau mỗi lần giặt. Ưu điểm của nó là chất liệu vải khá thông thoáng, mềm mại.
Hình ảnh in áo lớp nên được bảo quản như thế nào?
Sau đây là một số cách bảo quản để hình ảnh in áo lớp luôn được giữ đẹp. Các bạn tham khảo để giữ gìn áo đồng phục lớp mình thật tốt nhé:
- Hình in trên áo lớp sau khi in không nên giặt ngay. Nên đem áo ra phơi dưới trời nắng sớm 5-7 ngày rồi mới đem giặt.
- Khi giặt áo lần đầu nên giặt với nước sạch. Không nên dùng với xà phòng để hạn chế áo bị ra màu.
- Giặt và vắt nhẹ nhàng tránh việc áo bị nhăn nhúm.
- Hạn chế để hình in áo lớp không phải dùng đến thuốc tẩy. Khi dùng thuốc tẩy làm cho hình in nhanh bị bong tróc.
- Khi phơi nên lộn trái áo và phơi ở nơi thoáng mát.
- Cất áo thun ở nơi thoáng mát. Khi gấp cần hạn chế các mặt in tiếp xúc với nhau.
Vậy là cũng kha khá kiến thức về hình ảnh in áo lớp rồi đấy các bạn nhỉ. Mong rằng những kiến thức này sẽ thực sự bổ ích cho các bạn. Nhớ lưu lại khi cần nha! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Đồng phục Hải Anh nhé!
Nguồn: https://haianhuniform.com