99+ Cách Phân Biệt Vải May Áo Thun Đơn Giản

Ngoài kiểu dáng thiết kế, chất liệu vải may áo thun cũng là yếu tố bạn cần quan tâm đến khi đặt may đồng phục. Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại vải khác nhau. Mỗi chất liệu vải đều có những ưu điểm, hạn chế, phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của khách hàng. Đồng phục Hải Anh hướng dẫn bạn một số cách phân biệt vải may thông dụng nhất hiện nay.

>> Các Loại Vải Thun Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

>> Vải Kaki Là Gì ? Tổng Hợp Các Loại Vải Kaki Phổ Biến

1. Phân biệt các loại vải may áo thun theo sự co giãn của vải

Tùy từng môi trường công việc, hoàn cảnh sử dụng mà bạn có thể lựa chọn một chất liệu vải may áo thun đồng phục khác nhau. Để lựa chọn được chất liệu vải ưng ý, đúng chuẩn và dễ dàng, bạn có thể căn cứ vào độ co giãn của vải. Đây cũng được coi là tiêu chí quan trọng nhất khi chọn vải may bởi nó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và cảm nhận của người mặc. Dựa vào sự co giãn, vải thun được chia là 2 loại như sau:

Vải thun 4 chiều:

Đây là loại vải thun được lựa chọn phổ biến nhất khi may đồng phục bởi những tính năng, ưu điểm tuyệt vời của chúng. Vải thun 4 chiều có khả năng co giãn theo cả 4 chiều khi ta kéo giãn sợi vải. Khi chúng ta dùng lực kéo mảnh vải, loại vải này có thể co giãn được theo cả 2 chiều ngang và dọc. Chính sự co giãn tuyệt vời này giúp tạo nên sự thoải mái cho người sử dụng khi mặc chúng. Tuy nhiên, giá thành của loại vải này khá cao.

May áo thun bằng vải 4 chiều có độ co giãn cao mang lại cảm giác thoải mái khi mặc
May áo thun bằng vải 4 chiều có độ co giãn cao mang lại cảm giác thoải mái khi mặc

Vải thun 2 chiều:

Khác với vải thun 4 chiều, vải thun 2 chiều chỉ có thể co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thường vải sẽ co giãn theo chiều ngang hơn là chiều dọc khi ta kéo vải. Về độ cảm nhận khi mặc, vải thun 2 chiều cho ta cảm giác khi mặc không được thoáng mát bằng so với khi mặc vải thun 4 chiều do độ co giãn của chất liệu vải kém hơn. Do đó, giá thành của vải thun 2 chiều sẽ thấp hơn so với giá thành của vải thun 4 chiều.

2. Phân biệt vải may áo thun dựa theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE

Cách phân biệt vải may áo thun dựa theo tỉ lệ phần trăm sợi cotton và PE giúp xác định được độ bền và khả năng thông thoáng của sợi vải. Như đã đề cập trong tiêu đề, chất liệu vải may các sản phẩm áo thun hiện nay là sự tổng hợp của 2 chất liệu chính đó là cotton và PE.

Cotton là các sợi vải được dệt từ sợi bông được thu hoạch từ những cây bông trồng ngoài tự nhiên. Vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cực kì tốt. Tuy nhiên, vải có càng nhiều thành phần cotton thì áo thun của bạn càng dễ bị nhăn nhàu, bề mặt vải không được trơn bóng. Bên cạnh đó, vải có thành phần cotton càng cao thì giá thành của áo càng tăng.

PE hay còn gọi là polyester là loại vải có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá. Vải PE có độ bền tốt hơn vải cotton, bề mặt vải trơn bóng và có giá thành thấp hơn so với vải cotton nên đây là loại vải thường được sử dụng khi may áo thun giá rẻ. Tuy nhiên, vải có thành phần PE càng cao thì khả năng thấm hút mồ hôi càng kém, gây cảm giác nóng khi mặc.

Xét về tiêu chí tỷ lệ phần trăm giữa cotton và PE, chúng được chia thành các loại chính như sau:

Vải thun cotton 100%

Đây là loại vải có thành phần là 100% chất liệu là sợi bông tự nhiên.

Ưu điểm:

+ Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoáng mát cho người mặc, thích hợp để may áo thun đồng phục công ty, may đồng phục công nhân,…

+ Dễ dàng tìm mua trên thị trường

Nhược điểm:

+ Vải dễ nhăn, form vải không được cứng cáp

+ Chất vải khô, độ bền kém hơn so với các chất liệu vải khác

+ Giá thành cao hơn so với các chất liệu vải khác

Vải may áo thun 100% cotton
Vải may áo thun 100% cotton

Vải thun 65/35 (Vải thun CVC)

Đây là loại vải có thành phần bao gồm 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.

Ưu điểm:

+ Độ thông thoáng, khả năng thấm hút mồ hôi tương đối tốt

+ Form vải cứng cáp hơn do có chứa thành phần PE trong sợi vải

+ Vải ít nhăn, có độ bền cao hơn

+ Giá thành thấp hơn so với vải thun cotton 100%

Nhược điểm:

+ Độ thông thoáng kém hơn so với vải thun cotton 100% nhưng không đáng kể

Vải may áo thun cotton 65/35
Vải may áo thun cotton 65/35

Vải thun 35/65 (Vải thun Tixi hay TC)

Đây là loại vải có thành phần bao gồm từ 35% là sợi cotton và 65% là sợi PE

Ưu điểm:

+ Vải có độ bền cao, ít bị nhăn nhàu

+ Vải có giá thành khá thấp

Nhược điểm:

+ Độ thấm hút mồ hôi kém hơn so với 2 loại vải trên

Vải thun PE

Đây là loại vải có thành phần là 100% sợi PE

Ưu điểm:

+ Vải có form cứng cáp

+ Vải không nhăn nhúm, nhàu nát

+ Độ bền cao

+ Giá thành thấp nên được nhiều khách hàng chọn khi may áo thun đồng phục giá rẻ

Nhược điểm:

+ Khả năng thấm hút mồ hôi kém nên gây cảm giác khá nóng khi mặc

3. Phân biệt vải may áo thun theo kiểu dệt vải

Tiêu chí cuối cùng giúp phân biệt các loại vải may áo thun hiện nay đó chính là phân chia theo kiểu dệt vải. Cách phân biệt này quyết định đến bề mặt ngoài của chất vải đó. Hiện nay, nền công nghiệp may áo thun sử dụng 3 kiểu dệt chính đó là dệt kiểu cá sấu, dệt kiểu mè và dệt kiểu trơn. 3 kiểu dệt tạo nên 3 loại vải thun phổ biến hiện nay đó là: vải thun lạnh, vải thun trơn và vải thun may áo polo.

Vải thun lạnh

Vải thun lạnh có thành phần là 100% sợi PE. Đặc điểm của loại vải này có bề mặt trơn bóng, vải không nhăn, không bị xù lông. Đây là chất liệu vải có giá thành rẻ nên được rất nhiều các khách hàng chọn lựa.

Vải thun trơn

Vải thun trơn là loại vải được dệt theo kiểu single, các sợi vải sát nhau theo một chiều. Đây là chất liệu vải nhẹ, có bề mặt láng mịn, có thể may được thành nhiều kiểu dáng áo thun khác nhau từ áo thun cổ tròn, áo thun cổ trụ, áo thun cổ tim, áo thun raglan. Đây cũng là chất liệu vải thun rẻ và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường.

Vải thun may áo polo

Vải thun may áo polo hay áo thun có cổ sử dụng 2 loại vải chính đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập. Đây là 2 chất liệu vải không được sử dụng khi may các dòng áo thun khác như áo thun cổ tròn hay áo thun cổ tim.

Vải thun cá sấu

Đây là loại vải xuất hiện từ rất lâu trên thế giới gắn liền với thương hiệu áo thun nổi tiếng Lacoste. Loại vải này có mắt lưới dệt to hơn so với vải thun trơn. Bề mặt vải có độ nhám chứ không được láng mịn như vải thun trơn. Về giá thành, mức giá của loại vải này cao hơn so với vải thun cá mập.

Vải thun cá mập

Đây là loại vải có kiểu dệt vải tương tự như vải thun cá sấu nhưng mắt vải to hơn. Vải có bề mặt không được mịn như vải thun cá sấu, có độ nhám nhiều hơn và chất vải thô hơn. Tuy nhiên, giá thành của vải thun cá mập thấp hơn so với vải thun cá sấu.

Trên đây là tổng hợp 3 cách phân biệt vải may áo thun thông dụng nhất hiện nay. Hi vọng, với những cách mà Đồng phục Hải Anh vừa chia sẻ bên trên đã giúp bạn có thể lựa chọn được một chất liệu vải phù hợp nhất.

Nguồn: https://haianhuniform.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *