Tham Khảo Các Quy Định Đồng Phục Công Ty Cho Doanh Nghiệp

Quy định đồng phục công ty cũng như quy chế, nội quy mặc đồng phục công ty, là các tiêu chí nội bộ về trang phục mà doanh nghiệp thiết lập ra để tất cả các thành viên trong công ty làm theo nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và phản ánh văn hóa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Dưới đây là 7 nguyên tắc cần lưu ý, là cơ sở để doanh nghiệp có thể tạo ra mẫu quy định đồng phục công ty phù hợp với doanh nghiệp mình.

Đừng bỏ lỡ: 300+ mẫu đồng phục doanh nghiệp đẹp, giá tốt 2024

1. Quy định đồng phục công ty áp dụng cho đối tượng nào

Đối tượng thực hiện quy định đồng phục công ty là tất cả các thành viên trong công ty như quản lý, nhân viên các phòng ban, lễ tân, thực tập sinh,.. Tùy vào các đối tượng sẽ có yêu cầu về đồng phục công ty khác nhau.

1.1. Đồng phục ban lãnh đạo

Đội ngũ ban lãnh đạo hay những trưởng phòng cấp cao thường được đặc biệt ưu tiên khi thiết kế đồng phục. Các yếu tố như chất liệu, kiểu dáng, các loại trang phục sẽ được lựa chọn cẩn thận để phản ánh sự sang trọng, chuyên nghiệp và quyền uy của họ trong tổ chức.

  • Nam: Áo sơ mi, quần tây và cà vạt (được cấp phát). Đặc biệt, với những dịp quan trọng bắt buộc phải mặc áo vest (theo quy định)
  • Nữ: Áo sơ mi, chân váy, quần tay (được cấp phát). Đặc biệt, với những dịp quan trọng bắt buộc phải mặc áo vest (theo quy định)

1.2. Đồng phục cho nhân viên

Nhân viên đi làm sẽ có quy định về đồng phục công ty khác nhau. Tất cả đều yêu cầu lịch sự, kín đáo và đúng với tác phong, nề nếp công ty.

  • Đồng phục công ty nam: Áo sơ mi (nên để màu áo khác với áo của quản lý), caravat, quần tây, áo thun có cổ (được cấp phát)
  • Đồng phục công ty nữ: Áo sơ mi (nên để màu áo khác với áo của quản lý), nơ cổ/caravat, váy/quần tây (được cấp phát), áo thun có cổ (được cấp phát)
  • Chính sách đặc biệt cho Cán bộ/ nhân viên nữ mang thai: Thiết kế đồng phục riêng, chiều dài váy qua đầu gối và có cổ áo để lịch sự hơn. Đầm rộng rãi, có dây cột, dây tăng đưa để gia giảm độ rộng khi bầu lớn tháng.
  • Đồng phục cho nhân viên khối sản xuất, kỹ thuật: Có thể mặc đồng phục áo thun cùng với quần jean, quần tây hoặc chân váy. Ngoài ra, tuỳ vào từng ngành nghề cụ thể mà đội ngũ này có thể sử dụng những loại đồng phục công nhân, bảo hộ lao động cho phù hợp với công việc của mình.
  • Quy định đối với thực tập sinh, nhân viên thử việc: Nên sử dụng những trang phục lịch sự, dễ mặc như áo sơ mi, áo thun có cổ kết hợp với quần âu, chân váy.
Quy định đồng phục công ty cho nhân viên phải đáp ứng được tiêu chi lịch sự, kín đáo, tinh tế
Quy định đồng phục công ty cho nhân viên phải đáp ứng được tiêu chi lịch sự, kín đáo, tinh tế

Xem ngay: Ý nghĩa của việc mặc đồng phục công ty trong văn hóa doanh nghiệp

2. Loại trang phục và phụ kiện đi kèm sử dụng cho đồng phục công ty

Quy định các loại trang phục: Quy định cụ thể về loại đồng phục sử dụng tại công ty, xí nghiệp, nhà máy thường khi gặp khách hàng như áo vest, quần tây, chân váy,… Những loại trang phục này phải nguyên mẫu được cấp phát, màu sắc, kiểu dáng tương đương, không được sửa đổi mẫu mã.

Phụ kiện đi kèm: Các loại phụ kiện đi kèm trong quy định về đồng phục công ty được xem là điểm nhấn để tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho bộ trang phục. Đồng thời, thông qua những phụ kiện này, khách hàng có thể biết được chức danh, nhiệm vụ của người sử dụng. Trong đó:

  • Giày: Đối với nam sẽ mang giày tây màu đen hoặc nâu, không được phép cách điệu. Nữ đi giày cao gót bít mũi, có màu sắc tương tự và cao từ 2 đến 7cm.
  • Tất: Nam đi tất sẫm màu, quá mắt cá nhân. Trong khi đó, nữ đi tất dài qua mép váy, màu da trơn.
  • Thẻ tên: Công ty sẽ cấp phát thẻ tên cho nhân viên, mọi người sử dụng theo đúng quy định trong giờ hành chính và đúng tên, chức vụ của mình. Thẻ không bị vật gì che lấp, đeo ngay ngắn trước ngực.
Lựa chọn loại trang phục và phụ kiện phù hợp giúp tạo ra một bộ đồng phục chuyên nghiệp và phản ánh đúng văn hóa doanh nghiệp.
Lựa chọn loại trang phục và phụ kiện phù hợp giúp tạo ra một bộ đồng phục chuyên nghiệp và phản ánh đúng văn hóa doanh nghiệp.

3. Tiêu chuẩn chất lượng của đồng phục doanh nghiệp

Đồng phục không chỉ là một bộ trang phục, mà còn là bộ mặt thương hiệu, tạo ra sự ấn tượng và tự tin cho người mặc. Vì thế, chất liệu luôn là yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp ưu tiên.

Doanh nghiệp nên xem xét về các yếu tố như chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, công nghệ in thêu để đưa ra những mẫu đồng phục phù hợp. Đồng thời, không để trang phục bạc màu, nhăn nhúm, sứt chỉ hay cũ nát trước khi cấp phát để đảm bảo hình ảnh thương hiệu.

4. Thời gian thực hiện mặc đồng phục

Ngoài việc quy định loại trang phục làm đồng phục, doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ thời gian thực hiện việc này. Quy định cần phải đi vào chi tiết như sau:

  • Thời gian bắt đầu thực hiện: Xác định cụ thể ngày tháng năm bắt đầu thực hiện đồng phục để nhân viên có thể nắm rõ và tuân thủ. Điều này tránh tình trạng sử dụng các mẫu đồng phục cũ, gây ra sự thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp.
  • Thời gian mặc đồng phục: Quy định rõ ràng về thời gian mặc đồng phục trong tuần. Ví dụ, mặc tất cả các ngày trong tuần hoặc chỉ một số ngày nhất định như các ngày chẵn, lẻ, hoặc chỉ thứ 2.
  • Quy định trong ngày đặc biệt: Trong các dịp lễ hay sự kiện team building cần có những đồng phục phù hợp như áo thun có cổ, áo đồng phục cổ tròn. Với các ngày ý nghĩa đặc biệt nên chọn những bộ trang phục sang trọng và lịch sự như áo vest, áo khoác.
Thời gian mặc đồng phục sẽ được công ty thông báo trước cho nhân viên. Khi bắt đầu thực hiện sẽ được xác định cụ thể ngày mặc.
Thời gian mặc đồng phục sẽ được công ty thông báo trước. Khi bắt đầu thực hiện sẽ được xác định cụ thể ngày mặc.

5. Mức kỷ luật khi nhân viên vi phạm quy định đồng phục công ty

Khi đưa ra những quy định về đồng phục công ty kèm theo đó là thông báo xử phạt khi vi phạm. Doanh nghiệp cần thiết lập mức kỷ luật một cách rõ ràng, công bằng không phân biệt đối xử dựa trên vị trí hoặc chức vụ trong công ty.

Ví dụ: Vi phạm lần 1 nhắc nhở, lần thứ 2 phạt tiền

Ngoài việc áp dụng biện pháp trên, chủ doanh nghiệp và bộ phận nhân sự cũng cần chia sẻ cho các thành viên về ý nghĩa của việc mặc đồng phục công ty và lợi ích khi mặc đồng phục công ty. Điều này sẽ giúp nâng cao sự tự giác, kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, nhân viên.

Tham khảo: 12 lợi ích của việc mặc đồng phục với doanh nghiệp, nhân viên và xã hội

6. Quy định khi làm mất đồng phục công ty

Khi làm mất đồng phục công ty nhân viên cần phải báo ngay với cấp quản lý hoặc bộ phận nhân sự để có biện pháp khắc phục kịp thời. Quy định khi làm mất đồng phục như sau:

Trách nhiệm cá nhân: Nhân viên phải chịu trách nhiệm về việc mất đồng phục của mình. Trong một số trường hợp, nhân viên có thể chịu trách nhiệm về chi phí thay thế đồng phục

Thay Thế Đồng Phục: Nhân viên cần liên hệ với bộ phận nhân sự để được hướng dẫn và thay thế đồng phục mất. Thời gian và quy trình thay thế đồng phục sẽ được xác định bởi bộ phận quản lý hoặc bộ phận nhân sự.

Khi mất đồng phục công ty, nhân viên cần thông báo cho quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Công ty có thể áp dụng các biện pháp tránh mất đồ và xử lý vi phạm nếu cần thiết.
Khi mất đồng phục công ty, nhân viên cần thông báo cho quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Công ty có thể áp dụng các biện pháp tránh mất đồ và xử lý vi phạm nếu cần thiết.

7. Quy định cấp phát đồng phục

Quy định về đồng phục công ty cấp phát cho nhân viên sẽ có văn bản riêng tương ứng với từng đối tượng cụ thể. Trong đó bao gồm:

  • Đối tượng cấp phát: Đối tượng cụ thể được cấp phát: Nhân viên, giám sát, công nhân, nhân viên kỹ thuật, quản lý.
  • Tiêu chuẩn cấp phát: Thời gian cấp phát hàng năm, số lần cấp phát hàng năm, loại đồng phục cấp phát và số lượng đồng phục cấp phát cho từng đối tượng. Ví dụ: nhân viên được cấp 1 áo sơ mi, 1 áo thun có cổ; lễ tân được cấp phát 1 bộ áo dài trong vòng 6 tháng sẽ phát mới 1 lần.

Các doanh nghiệp nên có bảng thông kế cấp phát đồng phục cho nhân viên. Ví dụ:

STT Đối tượng Loại đồng phục Đơn vị Số lượng
1 Nhân viên nam Áo sơ mi Chiếc 1
2 Nhân viên nam Áo thun có cổ Chiếc 1
3 Nhân viên nữ Áo sơ mi Chiếc 1
4 Nhân viên nữ Áo thun có cổ Chiếc 1
5 Nhân viên nữ mang thai Váy bầu Chiếc 2
6 Nhân viên khối sản xuất Áo sơ mi Chiếc 1
7 Nhân viên khối sản xuất Áo thun có cổ Chiếc 1
8 Nhân viên khối sản xuất Áo thun cổ tròn Chiếc 1

8. Tham khảo mẫu quy định mặc đồng phục công ty

Quy định đồng phục, trang phục của nhân viên

1.1. Quy cách trang phục 

  • Đồng phục nam: Áo sơ mi dài tay, quần âu, áo thun có cổ
  • Đồng phục nữ: Áo sơ mi dài tay, quần âu, chân váy, áo thun có cổ
  • Đồng phục khối lao động: Áo sơ mi, áo thun có cổ, áo thun cổ tròn

1.2. Thời gian thực hiện 

  • Thứ 2: Áo sơ mi. Bắt đầu triển khai từ ngày bao nhiêu
  • Thứ 4, 6: Áo thun có cổ, riêng khối lao động sản xuất thứ 6 mặc áo cổ tròn
  • Các ngày lễ lớn, trọng đại sẽ có thông báo cụ thể

1.3 Công tác triển khai

  • Các đơn vị lập danh sách CB, CC, VC về văn phòng để tổng hợp số lượng
  • Văn phòng sẽ cấp phát vải may đồng phục. Các đơn vị liên hệ để nhận vải may đồng phục
  • Công ty sẽ hỗ trợ kinh phí may đồng phục 700.000đ/bộ (chuyển thẻ ATM)

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những điều cần lưu ý cho công ty hay bộ phận nhân sự khi lên quy định mặc đồng phục công ty để áp dụng cho toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp. Để nhân viên có thể nghiêm túc thực hiện quy định đồng phục công ty thì doanh nghiệp nên đầu tư đồng phục chất lượng . Điều này không chỉ tạo ra sự tự hào cho nhân viên mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sứ mệnh và giá trị của mình.

Xưởng may Hải Anh Uniform tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và đặt may đồng phục công ty. Với 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ thợ may chuyên nghiệp và các công nghệ sản xuất hiện đại. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn những bộ đồng phục chất lượng nhất. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline 097 176 444 để được tư vấn và đặt hàng.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *